CÁCH NÀO KHƠI THÔNG "CỤC MÁU ĐÔNG" BẤT ĐỘNG SẢN?

Đánh giá về khó khăn tín dụng đối với BDS năm 2022, TS. Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và Chính sách (VEPR) thuộc Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng không thể nói ngân hàng thắt chặt tín dụng vào BDS mà chỉ có thể nói, tiếp cận tín dụng BĐS bị hạn chế trong điều kiện khó khăn chung và rủi ro, lãi suất tăng cao. Điều này diễn ra trong bối cảnh chất lượng tài sản của các doanh nghiệp BĐS giảm, tỷ lệ nợ xấu, hệ số rủi ro tăng cao khiến các ngân hàng phải tái cơ cấu lại đối tượng cho vay. Ngoài ra, lãi suất dần được đẩy lên cao dẫn đến tăng chi phí vay cũng như giảm khả năng tiếp cận tín dụng mua nhà của người dân

✅ Để bổ sung tín dụng, trước hết phải ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, một mũi tên trúng nhiều đích. Đồng thời, cần tăng khả năng thanh khoản chung cho hệ thống ngân hàng bằng chính sách. Quy định mới tại Thông tư 26 sẽ hỗ trợ phần nào thanh khoản cho các ngân hàng

✅ Để cấp vốn cho thị trường, việc sửa đổi của Nghị định 65, khai thông bế tắc trước mắt cho các doanh nghiệp BĐS, cũng như về lâu dài sẽ là kênh dẫn vốn quan trọng không những cho BĐS mà cho toàn bộ nền kinh tế.

✅ Các công cụ tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước cần duy trì phối hợp thận trọng. Chúng ta cũng cần có biện pháp đồng bộ nhằm ổn định, và hạ dần lãi suất huy động - cho vay, phụ thuộc vào điều kiện thị trường chứ không phải ý chí chủ quan, hoặc mệnh lệnh hành chính”