KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHỤC HỒI


✅ Trong năm 2023, bối cảnh địa - chính trị thế giới có nhiều diễn biến khó lường đã ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, các chính sách điều hành kinh tế gần đây của Việt Nam cho thấy những quyết tâm thúc đẩy nền kinh tế, khơi thông các động lực tăng trưởng trong nước
✅ Nền kinh tế của Việt Nam trong năm 2023 đã bộc lộ dễ bị tổn thương trước những biến động toàn cầu. Kết quả tăng trưởng kinh tế quý I/2023 không như kỳ vọng (chỉ tăng 3,28%), đến quý II và III/2023 có sự phục hồi tốt hơn (4,05% và 5,33%),
nhưng vẫn còn chậm (tăng trưởng 9 tháng đầu năm chỉ cao hơn giai đoạn đại dịch COVID-19). Khu vực kinh tế tư nhân trong nước tuy nhiều về số lượng nhưng còn yếu về năng lực cạnh tranh, năng suất lao động, yếu về sự liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chất lượng cao và sự đóng góp, tham gia của Việt Nam vào chuỗi giá trị sản xuất của Việt Nam cũng còn hạn chế
✅ Từ những yếu tố trên, kết hợp với các dự báo cập nhật gần đây của các tổ chức quốc tế và chuyên gia kinh tế, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) dự
báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023 sẽ đạt ở kịch bản thấp đã dự báo tại thời điểm giữa năm, tức là đạt khoảng 5 – 5,5%, sau đó tăng lên 6-6,5% trong năm 2024
✅ Để phục hồi tăng trưởng bền vững hơn cho những tháng còn lại của năm 2023 và đầu 2024, chúng ta cũng ghi nhận sự quyết tâm vào cuộc và quyết liệt thúc đẩy
tăng trưởng của Chính phủ. Về vĩ mô, các chính sách giảm thuế giá trị gia tăng,
giảm giãn hoãn các khoản thuế, phí cũng như các nghị quyết và chỉ đạo liên tục tháo gỡ khó khăn của Chính phủ đã phát huy hiệu quả. Lãi suất được giảm liên tục trong những tháng đầu năm và việc gia tăng hạn mức tín dụng tại một số ngân hàng
được kỳ vọng góp phần giải quyết các khó khăn của khu vực sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, Chính phủ vẫn đang tiếp tục nỗ lực đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2023.
✅ Tuy nhiên, trong bối cảnh chung của kinh tế Việt Nam trong năm 2023, việc nhìn nhận lại những động lực tăng trưởng từ bên trong, nhất là các động lực nhằm đảm
bảo sự tự chủ nền kinh tế, cải thiện năng lực của Việt Nam nhằm chống đỡ các cú sốc và rủi ro kinh tế toàn cầu đang đe dọa làm suy giảm tăng trưởng kinh tế có ý
nghĩa rất quan trọng. Động lực tăng trưởng vẫn phải đến từ khu vực DN và đầu tư xã hội (bao gồm cả đầu tư tư nhân trong nước lẫn đầu tư nước ngoài) do vậy, phải kiên
quyết khai thông sức sản xuất, kinh doanh, tạo mọi điều kiện thông thoáng về môi trường kinh doanh, phục hồi niềm tin từ sản xuất đến tiêu dùng trong và ngoài nước.
📍📍Mời quý vị tham khảo thêm tại: /Uploads/Article/admin/2023_12/files/dac%20san%20TCTC%20TV%202023%20IN.pdf