Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách - VEPR, trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN đóng góp nghiên cứu và tham dự phiên thảo luận trong hội thảo khoa học quốc tế "Bài học chính sách cho phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19

  • Hội thảo "Bài học chính sách cho phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19" được đồng tổ chức bởi trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Asia Development Bank Institute tại Tokyo, Nhật Bản vào ngày 7-8 tháng 3 năm 2024, nhằm mục đích rút ra những bài học về các phản ứng chính sách có hiệu quả để duy trì ổn định và tăng trưởng kinh tế trong các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi ở châu Á, đặc biệt là về các vấn đề kinh tế, kinh doanh, và phúc lợi trong quá trình phục hồi sau đại dịch COVID-19 cũng như khi đối mặt với biến động địa chính trị và các cú sốc trên toàn cầu.
  • Khi đánh giá tác động của COVID-19 và các phản ứng chính sách của chính phủ đối với dòng chảy thương mại: trường hợp các nước ASEAN, có thể thấy vai trò then chốt của các phản ứng chính sách trong việc giảm thiểu tác động bất lợi của đại dịch đối với dòng chảy thương mại. Ngoài ra, bài nghiên cứu cũng nhấn mạnh khả năng phục hồi của các quốc gia tham gia các hiệp định thương mại khu vực trong bối cảnh gián đoạn do đại dịch gây ra.
  • Chia sẻ tại phiên thảo luận, TS. Nguyễn Quốc Việt, Viện trưởng Viện VEPR chỉ ra vai trò quan trọng của liên kết Doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài trong việc tăng cường sức chống chịu của Doanh nghiệp khi nền kinh tế biến động khó lường. Tuy nhiên, khu vực FDI vẫn chiếm ưu thế trong việc tạo ra thặng dư giá trị xuất/nhập khẩu của Việt Nam. Nguyên do ngành công nghiệp chế biến, lắp ráp của Việt Nam có giá trị gia tăng thấp và mức độ lan tỏa công nghệ yếu. Hiện nay, Việt Nam có tỷ trọng đầu vào nhập khẩu cao trong tổng đầu vào của các ngành sản xuất.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
  • International conference: "Policy Lessons for a Post-COVID-19 Recovery" was co-organized by National Economics University and Asia Development Bank Institute in Tokyo, Japan on March 7-8, 2024. The conference aims to draw lessons about effective policy responses to maintain economic stability and growth in Asian developing and emerging economies, with a special emphasis on economic, business, and wellbeing issues in the course of recovery after the COVID-19 pandemic, as well as in response to geopolitical turbulence and shocks around the world
  • When measuring the impact of COVID-19 and government policy responses on trade flows: the case of ASEAN countries, the key role of policy responses in mitigating the adverse effects of the pandemic on trade flows can be seen. In addition, the study also highlights the resilience of countries participating in free trade agreements amid disruptions caused by the pandemic.
  • Discussed at the panel session, Dr. Nguyen Quoc Viet, Director of VEPR Institute, pointed out the important role of linkage between Vietnamese enterprises and FDI enterprises in strengthening the resilience of enterprises amid the economic turbulence. However, the FDI sector still dominates in creating Vietnam's export/import value surplus. The reason is that Vietnam's processing and assembly industry has low value-added and weak technology diffusion. Currently, Vietnam has a high proportion of imported inputs in the total inputs of manufacturing industries.