Bài nghiên cứu (Tiếng Việt)

Báo cáo chính sách: Tác động của môi trường lãi suất cao tới ổn định vĩ mô và hồi phục tăng trưởng năm 2023

Xem tiếp

Báo cáo: Kinh tế thế giới 2021 và triển vọng 2022

Xem tiếp

Báo cáo: Nông nghiệp và thương mại tự do tại Việt Nam: Phát triển các sản phẩm nông nghiệp đáp ứng các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Xem tiếp

Báo cáo: Hội nhập Kinh tế quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh tham gia các Hiệp định thương mại Tự do thế hệ mới

Xem tiếp

NC-34: Đại hội 19 Đảng cộng sản Trung Quốc: Chuẩn bị cho một kỷ nguyên mới

Đại hội 19 không chỉ đánh dấu năm năm lãnh đạo của ông Tập Cận Bình mà còn mở ra đường hướng phát triển của Trung Quốc trong ít nhất mười năm kế tiếp. Với nhiều mục tiêu quan trọng cần thực hiện trong nhiệm kỳ sau Đại hội 19, Trung Quốc sẽ có nhiều hành động mạnh mẽ hơn, khó đoán định hơn. Vì vậy, việc theo dõi, phân tích chuyên sâu về Đại hội 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc - đại hội bản lề cho những năm phát triển tiếp theo – có ý nghĩa quan trọng với những quốc gia như Việt Nam.

 

Xem tiếp

NC-33: Tổng quan kinh tế Việt Nam 2013

Nghiên cứu này sẽ đi vào nhận dạng và phân tích các vấn đề vĩ mô trong năm 2013, ảnh hưởng của những diễn biến trên tổng cung và tổng cầu đối với các cân đối vĩ mô và các thị trường tài sản. Nối tiếp là các thảo luận về chính sách vĩ mô được triển khai trong năm 2013, đánh giá kết quả và tính khả thi trong việc xử lý các điểm nghẽn của nền kinh tế. Phần kết luận điểm lại nhận định của nhóm tác giả và một vài thông điệp chính sách.

Xem tiếp

NC-32: Tổng quan kinh tế thế giới 2013

Năm 2013 đã chứng kiến nhiều vòng đàm phán hiệp định thương mại khu vực, đặc biệt hai hiệp định thương mại khu vực quan trọng là Hiệp định đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (Transatlantic Trade and Investment Partnership - TTIP) - hiệp định thương mại song phương lớn nhất từ trước đến nay được đàm phán giữa EU và Mỹ và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership - TPP) - hiệp định thương mại thế hệ mới được kì vọng trở thành phiên bản thay thế cho vòng đàm phán Doha, vốn chỉ tập trung vào các vấn đề bảo hộ tại đường biên giới.

Do tăng trưởng kinh tế vẫn đang ở quỹ đạo thấp nên ngay từ đầu năm 2013, các nền kinh tế chủ chốt như Mỹ, Nhật Bản và khu vực châu Âu vẫn kiên trì chính sách tiền tệ nới lỏng. Mặc dù các phản ứng của chính sách tiền tệ chưa thực sự rõ nét, chưa đạt được mục tiêu lạm phát ở mức 2% nhưng tăng trưởng của Nhật Bản và châu Âu đã nhích hơn so với năm 2012. Tăng trưởng của Mỹ tuy không đạt mức của năm trước nhưng diễn biến trên thị trường lao động đã có những tín hiệu lạc quan hơn vào những tháng cuối năm 2013.

 

Xem tiếp

NC-30: Tổng quan kinh tế Việt Nam 2012

Nếu năm 2011, nền kinh tế Việt Nam đối diện với thách thức tái cơ cấu kinh tế trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng suy giảm và các yếu tố hỗ trợ tăng trưởng ngày càng yếu đi, thì sự do dự về chính sách trong cả năm 2012 đã đặt nền kinh tế vào tình trạng trì trệ chưa từng có. Toàn bộ nền kinh tế ngày càng lún sâu vào khó khăn khi cả hai thành tố chính trong tổng cầu là đầu tư và tiêu dùng cá nhân tiếp tục tăng trưởng chậm chạp, còn Chính phủ chỉ đưa ra các chính sách hỗ trợ tổng cầu và sử dụng giải pháp hành chính trong khi trì hoãn các giải pháp mang tính nền tảng (cơ cấu). Trên các thị trường chính, không có chuyển biến đột phá khi những điểm tắc nghẽn mấu chốt là nợ xấu và hàng tồn kho chưa được khai thông, thị trường bất động sản tiếp tục mất thanh khoản và giảm giá. Sự suy yếu của môi trường kinh doanh đi liền với sự đóng băng tín dụng đã buộc hơn năm vạn DN rời khỏi thị trường. Tính ổn định của một vài chỉ số vĩ mô vẫn còn mong manh, nhiều chỉ số quan trọng khác bị đặt trong mối hoài nghi về độ xác thực và nguy cơ tiềm ẩn rủi ro. Trong nỗ lực tổng kết tình hình kinh tế Việt Nam năm 2012, chương này bắt đầu bằng việc xem xét diễn biến kinh tế vĩ mô chung, sau đó lần lượt điểm lại diễn biến các thành phần của tổng cung và tổng cầu, các cân đối vĩ mô và các thị trường tài sản. Phần tiếp theo dành cho phân tích các chính sách vĩ mô trong năm 2012.  Phần cuối cùng là kết luận.

 

Xem tiếp

NC-31: Tổng quan kinh tế thế giới 2012

Sau khi cuộc khủng hoảng nổ ra 4 năm, nền kinh tế toàn cầu đang suy yếu một lần nữa. Điều này không phải là bất ngờ vì trong những năm gần đây, dấu hiệu khủng hoảng liên tục tái lặp xuất hiện từ nguy cơ giảm sút tăng trưởng đến suy thoái kép ở một số quốc gia. Rủi ro toàn cầu vẫn rất lớn với việc khu vực đồng Euro rơi vào suy thoái. Nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng trở lại nhưng vẫn dưới mức trung bình kỳ vọng trong đầu năm 2013. Các nền kinh tế mới nổi cũng suy giảm kinh tế do phải chịu đựng quá lâu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế ở châu Âu.

Kinh tế thế giới năm 2012 đã trải qua một năm “tồi tệ” hơn năm 2011 và những vấn đề mang tính cơ cấu vẫn chưa có một giải pháp nào được coi là khả thi, nếu không muốn nói là còn nhiều những bất đồng về việc phối hợp chính sách mang tính toàn cầu. Điều này đã dẫn đến những dự báo ảm đạm và suy giảm lòng tin, kéo theo tình trạng giảm giải nợ, hạn chế giao dịch tài chính xuyên quốc gia và làm suy yếu thương mại toàn cầu. Ở một số nước, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao càng làm giảm lòng tin trên diện rộng và tạo ra những khó khăn tài khóa to lớn.

 

 

Xem tiếp

NC-29: Những vấn đề nổi bật của kinh tế Trung Quốc sau Đại hội XVIII

Sau 10 năm dưới sự lãnh đạo của tập thể thế hệ lãnh đạo thứ 4 (thời Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào), Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu mới về kinh tế và chính trị. Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XVIII – Đại hội chuyển giao quyền lực cho thế hệ lãnh đạo thứ 5 (thời Tổng Bí thư Tập Cận Bình) – diễn ra vào tháng 11/2012 trong bối cảnh Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, đồng thời đang đứng trước áp lực của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Do ảnh hưởng của Trung Quốc đối với thế giới và khu vực ngày càng lớn, Đại hội XVIII thu hút không chỉ sự chú ý của người dân Trung Quốc mà còn của nhiều quốc gia trên thế giới – đặc biệt là các quốc gia lân cận.

 

Xem tiếp